Photobucket

Tiếng hát từ trái tim

Monday, May 16, 2011

| | |

Ở Cao nguyên Tây Tạng nơi có độ cao 4000m so với mặt nước biển, nơi gần bầu trời nhất có một bầy trẻ em phải sống trong bóng đêm không ánh mặt trời, không sắc màu. Có nhiều người xung quanh các em đã từng gọi một cách thô thiển rằng "lũ trẻ mù"(1).

Cho đến một ngày, bầy trẻ em bắt đầu chú ý lắng nghe trong bóng đêm, bầy trẻ em bắt đầu học tập trong bóng đêm, bầy trẻ em bắt đầu trò chuyện và hát ca trong bóng đêm. Đó chính là Tốp ca nhi đồng trường mù Lashan (2)(Thủ phủ Tây tạng - Trung Quốc).


(Ca khúc biểu diễn của các bạn được bắt đầu từ phút thứ 1:05)

Được đến tham gia cuộc thi “China Talent năm 2010” tổ chức tại Thượng Hải lần này, các em vô cùng phấn khởi. Chúng ta nhìn thấy các em trong những bộ trang phục truyền thống dân tộc Tạng (Trung Quốc) rất đặc sắc, tay dắt tay chầm chậm theo sau cô giáo bước ra sân khấu. Khi đến giữa sân khấu, các em hoàn toàn không giống như những thí sinh khác hoặc vẫy tay hoặc nhìn về phía Ban Giám khảo và khán giả; Các em nghển cổ lên kiếm tìm âm thanh và ánh đèn. Cả hội trường lặng thinh chời đợi tiết mục biểu diễn của các em.

Các em đều thuộc lứa tuổi từ 10 đến 13 tuổi, tuy là trẻ khiếm thị nhưng các em chưa khi nào cảm thấy mình khác người. Tuy mắt không nhìn thấy gì, nhưng các em có thể dùng đôi tai và các giác quan khác để cảm nhận cả thế giới bao la. Khi giọng hát bắt đầu ngân lên, những âm thanh trong trẻo trời phú vang lên từ lồng ngực đan quện cả khán phòng. Khán phòng ngập tràn tiếng ca thơ ngây, thuần khiết và sáng trong vỡ ra từ lồng ngực của các em. Tiếng hát khiến chúng ta cảm nhận được tấm lòng lạc quan, rộng mở và như đang được phiêu du trên thảo nguyên Tây Tạng bát ngát, bao la. Bài hát các em biểu diễn là một bài nhạc dân tộc Tạng có đại ý là: “Tấm lòng cha mẹ dưới bầu trời này không khác gì trái tim Quan âm bồ tát”. Các em muốn dùng bài hát này để bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ và các thầy cô giáo.

Chúng ta và những người bên ngoài nhìn vào thường thấy đáng thương cho bất hạnh “không nhìn thấy gì” của các em. Thế nhưng khi chưa có được đôi mắt sáng thì các em đã có được trái tim chói sáng hơn chúng ta rất nhiều. Cô giáo Yuzhen người luôn ở bên các em nói với Phóng viên rằng: “ Các em luôn nói với tôi tuy mắt chúng em không nhìn thấy nhưng chúng em có thể học tập, chúng em đều có thể trở thành những người sống có ích cho xã hội như bao người khác".

Chú thích:

(1)(Ở Cao nguyên Tây Tạng này có một sự thật làm rất nhiều người phải giật mình. Theo tín ngưỡng truyền thống người Tạng, người bị khiếm thị là do kiếp trước mắc tội nên kiếp này bị trừng phạt, tà ác đã nhập vào người này tước đi ánh sáng. Do dó người khiếm thị ở đây trước kia bị xem như báo một điềm xấu. Có người khiếm thị khi sinh ra chết yểu, có người còn sống thì sống trong sự đối xử lạnh nhạt và kỳ thị của những người xung quanh cũng khó có thể tìm thấy cái quyền làm Người.

(2) Trường mù Lasha được thành lập năm 1999 tại đường Giang Tô Thành phố Lasha (Thủ phủ Khu tự trị Tây Tạng-Trung Quốc) dưới sự sáng lập và bảo trợ của hai người khiếm thị đến từ Đức là cô giáo Sa-Bu-ni-a 29 tuổi (Cô đi du lịch và vì yêu mến Tây Tạng nên ở lại đây lập trường)và thầy Paul (người cô giáo Sa-Bu-ni-a gặp trong quán nhỏ ở Lasha) mang quốc tịch Hà Lan.

Ngày thàng lập trường bắt đầu với sáu (06) em học sinh. Hiện nay trường có khoảng 60 học sinh và và được chia theo độ tuổi như Lớp tuổi Chuột, lớp tuổi Hổ hay lớp tuổi Mèo.

(Học sinh lớp tuổi Chuột chụp ảnh tại Cung LạtMa- Người chụp: thầy Paul)

Ở trường các em được học Tiếng Anh, Tiếng địa phương dân tộc Tạng, tiếng Hán (tiếng phổ thông Trung Quốc), máy tính, mỹ thuật và âm nhạc, mátxa.Vì muốn các em phải hiểu được tiếng Mẹ đẻ, cô giáo Hiệu trưởng Sa-Bu-ni-a đã sáng tạo ra chữ nổi cho người dùng tiếng Tạng trên cơ sở chữ nổi Brai và phát minh ra máy đánh chữ nổi tiếng Tạng; và các học trò ở đây thật hạnh phúc khi là người khiếm thị Tây Tạng đầu tiên được nói viết bằng chữ nổi tiếng Tạng.Giờ thì trong giờ học nghe thấy tiếng máy gõ chữ lách cách và tiếng ngân nga từng chữ cái O,C. Và có không ít các em nói tiếng Anh trôi chảy khi giao tiếp.

Thú thực tôi đã khóc khi lần đầu tiên nghe tiếng hát của các em khi xem được đoạn băng tại cuộc thi "China talent". Sau đó tôi đi cóp nhặt những tài liệu về ngôi trường bé nhỏ này. Tinh thần lạc quan, nghị lực sống và tấm lòng của cô giáo Sabunia, của thầy Paul, của các em học sinh đã dạy cho tôi được rất nhiều điều.

0 comments:

Post a Comment